Chú thích Thơ_Sáu_Trọng

  1. Theo bài viết của Trần Dũng ở trang Liên kết ngoài.
  2. Theo Sơn Nam, lúc bấy giờ ở Nam Bộ, phong trào "nói thơ" theo điệu Vân Tiên phổ biến rộng, và thu hút khá đông người nghe. Các đề tài được người nói và người nghe ưa chuộng, có thơ: Thầy thông chánh, Cậu Hai Miêng, Sáu Trọng, Năm Tỵ, Sáu Nhỏ, v.v... Vì vậy, mà các tập thơ này (ít trang, giá rẻ) tái bản nhiều lần, số lượng chẳng ai phỏng đoán được... (xem chi tiết trong Đồng bằng Cửu Long, nét sinh hoạt xưa. Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 87-88).
  3. Xem chi tiết ở đây .
  4. Theo Sơn Nam (sách ghi ở nguồn tham khảo, tr. 162). Cần đọc thêm: Thơ Thầy Thông Chánh, Sáu Trọng, Hai Miêng của Nguyễn Hữu Hiệp – Lê Minh Quốc. Nhà xuất bản Trẻ, 1998.
  5. Nhà văn Sơn Nam có lời bình: Sáu Trọng được đề cao như anh hùng, gan dạ hơn Tào Tháo trong truyện Tam Quốc diễn nghĩa. Tào Tháo toan giết Đổng Trác nhưng khi cơ mưu bại lộ (vì Đổng Trác nằm day mặt nhìn vào tấm kiếng), thì Tào Tháo bèn lanh trí quỳ xuống ngay, giả vờ như đến gặp Đổng Trác để dâng thanh gươm quý. Sáu Trọng thì hơn Tào Tháo một bực, vì nói là làm, thấy nguy hiểm vẫn không tham sanh úy tử, không quỳ như Tào Tháo (sách ở nguồn tham khảo, tr. 164).